Menu

Mọi thứ bạn cần biết về cổng thanh toán thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ

Thứ tư, 11 Th05, 2022

Nội dung bài viết

Xem thêm + Ẩn bớt -

Tốc độ phát triển nhanh chóng của các kênh thương mại điện tử đã khiến cho người tiêu dùng thân thuộc với việc mua sắm trực tuyến. Khách hàng cần phải sử dụng các cổng thanh toán điện tử để hoàn thành các giao dịch mua hàng bằng thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi nợ. Nhưng liệu đây có phải là một hình thức thanh toán an toàn? Một cổng thanh toán bằng thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ điện tử cần có những tính năng nào để bảo mật thông tin người tiêu dùng? Bài viết này sẽ cho bạn biết tất cả mọi thông tin về cổng thanh toán qua thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ.

cổng thanh toán online bằng
    thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ

Tất cả mọi thông tin bạn cần biết về cổng thanh toán online bằng thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ

1. Cổng thanh toán thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ là gì? Cách nó vận hành?

Cổng thanh toán điện tử là cầu nối liên kết giỏ hàng của người tiêu dùng với hệ thống xử lý thanh toán (card schemes, hay còn gọi là payment processor). Hệ thống này sẽ xác thực thông tin khách hàng, và sau đó kết nối tài khoản thanh toán của khách hàng với ngân hàng của người bán nhằm thực hiện lệnh chuyển tiền.

Chúng ta hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về hai loại cổng thanh toán bằng thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng và cách chúng hoạt động:

1.1. Cổng thanh toán bằng thẻ tín dụng là gì?

Cổng thanh toán online bằng thẻ tín dụng mang đến cho doanh nghiệp khả năng chấp nhận các giao dịch bằng thẻ tín dụng một cách an toàn.

Sau khi chọn lựa xong các vật phẩm cần mua, trang web thương mại điện tử sẽ đưa khách hàng đến trang thanh toán. Ở đó khách hàng sẽ phải điền những thông tin thanh toán cơ bản như tên chủ thẻ tín dụng, số thẻ, và mã xác thực CVV. Những dữ liệu này sau đó sẽ được cổng thanh toán điện tử mã hóa và chuyển đến hệ thống xử lý thanh toán (VISA, Mastercard, JCB, Discover, v.v.). Tiếp đó hệ thống xử lý thanh toán sẽ xác định thông tin thẻ và dữ liệu khách hàng, rồi phát tín hiệu cho ngân hàng phát hành thực hiện lệnh chuyển tiền cho ngân hàng của người bán. Nhà bán lẻ sẽ sử dụng một tài khoản người bán (merchant account), được cung cấp bởi dịch vụ cổng thanh toán trực tuyến, để nhận tiền từ các giao dịch mua bán. Liên hệ ngay với PayCEC để thiết lập tài khoản người bán cho doanh nghiệp của bạn trong hôm nay.

Cách hoạt động của cổng thanh toán điện tử

Cách hoạt động của cổng thanh toán điện tử

1.2. Cổng thanh toán bằng thẻ ghi nợ là gì?

Tương tự như cổng thanh toán qua thẻ tín dụng, cổng thanh toán bằng thẻ ghi nợ cũng giúp doanh nghiệp chấp nhận có thêm hình thức thanh toán bằng thẻ ghi nợ. Nó là một phần của hệ thống xử lý giao dịch, có nhiệm vụ nhận và chuyển tiếp các thông thẻ ghi nợ của khách hàng, qua hệ thống xử lý thanh toán, đến với ngân hàng của người bán. Cổng thanh toán điện tử là một trong những cách đơn giản và nhanh chóng nhất để hoàn thành một giao dịch mua sắm trực tuyến.

2. Vì sao bạn cần sử dụng cổng thanh toán online bằng thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ? Lợi ích của nó là gì?

2.1. Khả năng chấp nhận thanh toán trực tuyến.

Bạn cần một cổng thanh toán để có thể chấp nhận thanh toán trực tuyến từ khách hàng qua thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ một cách an toàn. Cách thanh toán bằng thẻ tín dụng và cách thanh toán bằng thẻ ghi nợ là hai trong những những phương thức mua hàng phổ biến nhất hiện tại, bạn cần nó để có thể cạnh tranh trong thời đại ngày nay. Nó giúp đa dạng hóa các phương thức thanh toán của khách hàng, đồng thời tăng cao cơ hội cạnh tranh của bạn.

Dựa theo những nghiên cứu gần đây, cách thanh toán online bằng thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ là phương thức được sử dụng nhiều nhất của các giao dịch thương mại điện tử tại Mỹ. Điều đó nói lên rất nhiều điều bởi vì Mỹ là thị trường thương mại điện tử lớn nhất trên thế giới. Chênh lệch tỷ lệ phần trăm của hình thức này so với việc sử dụng tiền mặt và các phương pháp thanh toán khác không ngừng tăng lên qua mỗi năm. Điều này chứng minh rằng cổng thanh toán điện tử là tương lai của thanh toán trực tuyến.

Nghiên cứu về xu hướng thanh toán trên các trên các nền tảng thương
    mại tại Mỹ năm 2019 bởi J.P. Morgan

Nghiên cứu về xu hướng thanh toán trên các trên các nền tảng thương mại tại Mỹ năm 2019 bởi J.P. Morgan

2.2. Nâng cao bảo mật cho trang web của bạn.

Bạn cũng cần cổng thanh toán để tăng cường bảo mật cho khách hàng khi mua hàng bằng thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ. Cổng thanh toán điện tử đảm bảo các dữ liệu của giao dịch được chuyển tiếp một cách an toàn từ khách hàng tới người bán, bảo vệ tất cả các bên liên quan.

2.3. Khả năng thiết kế giao diện trang thanh toán độc đáo của riêng bạn.

Cổng thanh toán giúp tăng uy tín và hình ảnh của người bán bằng cách mang lại cảm giác an toàn và chuyên nghiệp cho trang web của bạn. Một số nhà cung cấp dịch vụ thậm chí còn đưa ra nhiều cách khác nhau để thiết kế trang thanh toán độc đáo của riêng bạn. Việc tùy chỉnh này sẽ khiến trang thanh toán của bạn thể hiện được hết những nét đặc trưng, điểm nhấn riêng của doanh nghiệp, qua đó thu hút được nhiều khách hàng hơn.

Thiết kế giao diện trang thanh toán riêng của bạn

Thiết kế giao diện trang thanh toán riêng của bạn

2.4. Giao diện đơn giản, tiện lợi, dễ sử dụng, thân thiện với người dùng.

Trên tất cả, cổng thanh toán điện tử rất dễ sử dụng và vô cùng tiện lợi, giúp giao dịch được thực hiện chỉ với vài cú nhấp chuột. Chỉ trong vài giây khách hàng có thể hoàn thành đơn hàng và người bán có thể nhận được lợi nhuận ngay lập tức. Việc thiết lập cổng thanh toán và tạo tài khoản người bán của bạn cũng không có gì khó khăn. Chỉ cần liên hệ với nhóm hỗ trợ kỹ thuật PayCEC của chúng tôi và bạn đã sẵn sàng giao dịch.

3. Những bất lợi của cổng thanh toán bằng thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng.

Bên cạnh những ích lợi của nó, cổng thanh toán trực tuyến vẫn còn tồn tại những bất cập cần được cải tiến trong tương lai:

3.1. Không thể tiếp nhận hết tất cả các loại thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ hiện có trên thị trường.

Tùy thuộc vào các nhà cung cấp dịch vụ cổng thanh toán, một số cổng thanh toán có thể chấp nhận nhiều loại thẻ hơn những cổng khác. Ví dụ: Cổng thanh toán PayCEC có thể chấp nhận tối đa 5 công ty thẻ (VISA, Mastercard, American Express, Discover và JCB). Trong khi các nhà cung cấp cổng thanh toán khác có khi chỉ chấp nhận 3 hoặc 4 loại thẻ.

Một số hãng thẻ không thể tương thích với cổng thanh toán của bạn

Một số hãng thẻ không thể tương thích với cổng thanh toán của bạn

3.2. Một số quốc gia có thể sẽ yêu cầu các loại cổng thanh toán đặc thù.

Mặc dù mua sắm trực tuyến là một khái niệm xuyên biên giới, một số quốc gia có nhiều quy định hạn chế hơn các quốc gia khác. Lấy Trung Quốc làm ví dụ, các quy tắc của họ yêu cầu một đơn vị cổng thanh toán đặc thù cho các trang web thương mại điện tử ở Trung Quốc. Vì vậy, nếu bạn muốn kinh doanh tại Trung Quốc, bạn thường phải sử dụng các đơn vị cung cấp dịch vụ bản địa của họ. Ví dụ như cổng thanh toán Alipay sẽ phù hợp cho các doanh nghiệp có khách hàng mục tiêu tại Trung Quốc. Hãy nhớ rằng nếu bạn là doanh nghiệp nước ngoài, bạn có thể phải trả thêm chi phí để tạo tài khoản người bán ở Trung Quốc (Chinese merchant account).

Tùy thuộc vào quốc gia nơi đối tượng mục tiêu của bạn cư trú, bạn nên thực hiện một số nghiên cứu và chọn một nhà cung cấp dịch vụ phù hợp. Cổng thanh toán bằng thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ quốc tế có thể là lựa chọn hoàn hảo nếu bạn muốn kinh doanh ở nhiều quốc gia khác nhau. Liên hệ với PayCEC để biết thêm thông tin chi tiết về cổng thanh toán trực tuyến phù hợp nhất ở quốc gia của bạn.

3.3. Một vài loại cổng thanh toán có thể phát sinh các vấn đề về bảo mật.

Nếu cổng thanh toán không được bảo mật và quản trị đúng cách, bạn có thể sẽ gặp phải một số trục trặc:

  • Rò rỉ dữ liệu: Vấn đề an ninh phổ biến nhất là rò rỉ dữ liệu. Với hệ thống mã hóa dữ liệu kém, dữ liệu và thông tin thẻ của khách hàng có thể rơi vào tay kẻ xấu. Để ngăn chặn điều này, bạn phải chọn một cổng thanh toán được bảo mật đầy đủ và trang bị công nghệ an ninh kỹ thuật cao.

Một vài loại cổng thanh toán có thể có các lỗ hổng bảo mật

Một vài loại cổng thanh toán có thể có các lỗ hổng bảo mật

  • Giao dịch trái phép: Lỗi kỹ thuật này ít phổ biến hơn nhưng thỉnh thoảng vẫn có thể xảy ra. Với các công nghệ an ninh cũ, như giao thức bảo mật 2D Secure, khách hàng có thể gặp nhiều rủi ro an ninh hơn. Để hoàn tất giao dịch mua bán, khách hàng chỉ cần nhập số thẻ và mã xác thực CVV. Khách hàng sẽ không nhận được mã OTP (mật khẩu dùng một lần), do đó khó lòng xác minh được giao dịch có được thực hiện bởi chủ thẻ hay không. Vì vậy, trong trường hợp bạn thất lạc hoặc làm mất thẻ của mình, các giao dịch trái phép có thể dễ dàng được thực hiện mà bạn không hề hay biết.

4. Cổng thanh toán bằng thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ cần có những tính năng nào để đảm bảo tính an ninh?

4.1. Tiêu chuẩn an ninh PCI DSS.

Chứng chỉ PCI DSS là yêu cầu bắt buộc đối với tất cả những doanh nghiệp thương mại điện tử muốn lưu trữ, xử lý hoặc truyền tải thông tin thẻ tín dụng/ thẻ ghi nợ. Nó là một bộ tiêu chuẩn được tạo ra do Hội đồng Tiêu chuẩn Bảo mật PCI để hạn chế gian lận thẻ tín dụng. Những nhà sáng lập của hội đồng này bao gồm VISA, Mastercard, American Express, Discover Financial Services, và JCB International.

Việc nhận được chứng nhận PCI DSS là tối quan trọng, nhưng cũng cực kỳ khó khăn. Các nhà cung cấp dịch vụ cổng thanh toán phải liên tục duy trì và cải tiến hệ thống an ninh của họ để đạt chuẩn. Ngoài ra, Hội đồng Tiêu chuẩn Bảo mật PCI sẽ kiểm tra định kỳ xem nhà cung cấp dịch vụ có luôn đáp ứng với tất cả các yêu cầu của họ hay không. Việc liên tục được kiểm tra bởi hội đồng đảm bảo rằng cổng thanh toán đạt chuẩn PCI DSS luôn có một hệ thống bảo mật tân tiến nhất.

4.2. Giao thức 3D Secure.

Giao thức bảo mật 3D Secure giúp xác minh danh tính chủ sở hữu thẻ tín dụng/ thẻ ghi nợ trước khi hoàn tất một giao dịch, đảm bảo rằng giao dịch chính chủ và được ủy quyền. Bằng cách sử dụng mật khẩu dùng một lần OTP, giao thức này xác nhận sự truy cập của chủ thẻ và bảo vệ khách hàng không bị trộm cắp danh tính. Truy cập trang web PayCEC của chúng tôi để biết thêm chi tiết về sự khác biệt giữa cổng thanh toán 2D và 3D .

Giao thức 3D Secure cung cấp một mã OTP để bảo vệ giao dịch của bạn

Giao thức 3D Secure cung cấp một mã OTP để bảo vệ giao dịch của bạn

4.3. Mã hóa token.

Với công nghệ này, thông tin nhạy cảm của chủ sở hữu thẻ sẽ được mã hóa và lưu trữ dưới dạng mã token. Đây được coi là chữ ký điện tử của khách hàng được mã hóa thành những con số trên thiết bị chuyên biệt, và không thể truy xuất lại bởi bất kỳ ai. Do đó, số thẻ và thông tin của khách hàng hoàn toàn được bảo mật.

4.4. Quản trị rủi ro theo thời gian thực.

Hệ thống Real-time Risk Management quản trị rủi ro theo thời gian thực hoạt động liên tục để phát hiện lỗi và sửa chữa những vi phạm đó ngay khi chúng xảy ra. Nó giúp người bán biết được thông tin về lỗi và các bản cập nhật mới nhất trong hệ thống. Đồng thời nó cũng cảnh báo cho đội ngũ kỹ thuật của nhà cung cấp dịch vụ để giải quyết vấn đề ngay lập tức. Tại PayCEC , đội hỗ trợ kỹ thuật của chúng tôi luôn làm việc 24/7/365 để hỗ trợ người bán về mọi vấn đề có thể xảy ra trong hệ thống.

4.5. Xác thực sinh trắc học.

Xác thực sinh trắc học là một lớp bảo mật bổ sung được phát minh để xác nhận truy cập của chủ thẻ. Đặc điểm sinh học của mỗi người là độc nhất vô nhị, nên nó có thể được dùng để xác nhận danh tính của từng cá nhân. Các loại mã nhận dạng sinh trắc học phổ biến là dấu vân tay, giọng nói, nhận dạng qua đồng tử của mắt, và các đặc điểm khuôn mặt khác.

Xác thực sinh trắc học như nhận dạng dấu vân tay giúp bạn nâng cao
    bảo mật

Xác thực sinh trắc học như nhận dạng dấu vân tay giúp bạn nâng cao bảo mật

5. Có các loại phí cổng thanh toán bằng thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ nào?

Phí dành cho cổng thanh toán qua thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ có thể thay đổi dựa trên mong muốn và yêu cầu cụ thể của bạn. Báo giá cổng thanh toán điện tử thường bao gồm:

5.1. Phí thiết lập:

Khoản phí này bao gồm hai phần: Thứ nhất là phí tư vấn và thiết lập tài khoản người bán của bạn (merchant account). Thứ hai là phí tích hợp cổng thanh toán vào trang web của công ty của bạn, giúp bạn tiếp nhận thanh toán trực tuyến. Một số nhà cung cấp dịch vụ có thể lấy mức khá cao đối với khoản chi phí này, tuy nhiên ở PayCEC bạn sẽ không bị tính phí.

5.2. Phí bảo trì:

Bạn phải trả phí quản lý tài khoản hằng tháng để duy trì cổng thanh toán hoạt động bình thường. Khoản phí này thường đi kèm với một đội ngũ kỹ thuật 24/7 để liên tục theo dõi và giúp đỡ bạn về bất kỳ vấn đề kỹ thuật nào.

Các khoản phí cho cổng thanh toán có thể thay đổi tùy thuộc vào nhu
    cầu và nhà cung cấp dịch vụ của bạn

Các khoản phí cho cổng thanh toán có thể thay đổi tùy thuộc vào nhu cầu và nhà cung cấp dịch vụ của bạn

5.3. Phí xử lý giao dịch:

Mức phí này sẽ được áp dụng trên từng giao dịch, thường được tính theo tỷ lệ phần trăm của giá trị giao dịch cộng với một loại phí cố định. Khoản phí này thay đổi theo từng nhà cung cấp dịch vụ cổng thanh toán bằng thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng.

5.4. Phí thanh toán quốc tế:

Đối với các giao dịch xuyên biên giới, một khoản phí khi sử dụng thẻ quốc tế và chuyển đổi tiền tệ có thể phát sinh. Khoản phí này được tính với mỗi giao dịch thanh toán quốc tế, kết hợp giữa một loại phí cố định và tỷ lệ phần trăm của giá trị giao dịch.

Các khoản phí này có thể thay đổi theo thời gian, thay đổi theo từng nhà cung cấp dịch vụ cổng thanh toán. Để biết ví dụ cụ thể về phí cổng thanh toán bằng thẻ tín dụng và phí cổng thanh toán qua thẻ ghi nợ, hãy liên hệ với chúng tôi tại PayCEC .

6. Có bao nhiêu hệ thống xử lý thanh toán của thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ?

Ngày nay có rất nhiều hệ thống xử lý thanh toán của thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ. Hãy cùng tìm hiểu một vài ví dụ của các hệ thống xử lý thanh toán nổi nhất thị trường:

6.1. VISA: VISA sử dụng Verified By Visa làm công cụ chính để xác minh và bảo vệ danh tính của người dùng khỏi các gian lận thẻ.

6.2. Mastercard: Nhà cung cấp dịch vụ này sử dụng Mastercard Securecode để bảo vệ khách hàng của họ.

6.3. American Express: Amex sử dụng American Express SafeKey làm phòng tuyến chống lại tin tặc và những kẻ trộm trên internet.

6.4. Discover: Discover ProtectBuy, giống như tên gọi của nó, bảo vệ người mua và người bán khỏi rò rỉ dữ liệu và những kẻ đánh cắp danh tính.

6.5. JCB: JCB dùng J/Secure để bảo vệ thông tin và dữ liệu của khách hàng, tạo ra một mạng lưới thân thiện với người dùng.

Các hệ thống xử lý thanh toán phổ biến của thẻ tín dụng và thẻ ghi
    nợ

Các hệ thống xử lý thanh toán phổ biến của thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ

7. Đâu là cổng thanh toán bằng thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ tốt nhất và bạn nên chọn nhà cung cấp dịch vụ nào?

Lựa chọn về cổng thanh toán bằng thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng tốt nhất mang tính chủ quan hơn là khách quan. Một cổng thanh toán điện tử đáp ứng đầy đủ hết tất cả các mong muốn và yêu cầu của bạn là cổng thanh toán tốt nhất dành cho bạn. Khi lựa chọn một nhà cung cấp dịch vụ cổng thanh toán trực tuyến, bạn nên cân nhắc những yếu tố sau:

  • Một cổng thanh toán có mức độ bảo mật cao, đặc biệt là phải tuân thủ tiêu chuẩn PCI DSS.
  • Một cổng tương thích với nhiều loại thẻ (những loại thẻ thịnh hành nhất hiện nay là VISA, Mastercard, Amex, JCB, và Discover).
  • Một cổng thanh toán quốc tế trong trường hợp bạn muốn kinh doanh đa quốc gia. Lưu ý xác nhận với nhà cung cấp dịch vụ của bạn xem liệu cổng thanh toán mà bạn chọn có khả dụng và phổ biến ở các quốc gia mục tiêu của mình hay không.
  • Và cuối cùng là một nhà cung cấp dịch vụ cổng thanh toán cho phép bạn thiết kế tùy chỉnh trang thanh toán của mình để bạn nổi bật so với các đối thủ cạnh tranh.

Hãy cân nhắc PayCEC , vì chúng tôi có tất cả các tính năng trên và thậm chí còn hơn thế nữa.

Về PayCEC

PayCEC được thành lập nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của các doanh nghiệp trong việc chấp nhận thanh toán trực tuyến nhanh chóng và dễ dàng hơn. Trong kỷ nguyên truyền thông mới, quy trình thanh toán của chúng tôi đã phát triển để hoạt động trơn tru và hiệu quả trên tất cả các nền tảng và thiết bị. Chúng tôi tự hào về việc kết hợp công nghệ vượt trội với dịch vụ khách hàng hạng nhất.

PayCEC là một nền tảng thanh toán toàn cầu thực sự không chỉ cho phép khách hàng được thanh toán mà còn rút tiền về tài khoản doanh nghiệp của họ bằng nhiều loại tiền tệ khác nhau.

Chúng tôi đã tạo ra một hệ sinh thái thanh toán mở và an toàn mà mọi người và doanh nghiệp chọn để giao dịch an toàn với nhau trực tuyến và trên thiết bị di động.

Đội Ngũ PayCEC

Những Câu hỏi Thường gặp

Thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng là hai trong số những phương thức thanh toán được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới. Với chức năng không dùng tiền mặt và tiện lợi, ngày càng có nhiều người lựa chọn sử dụng thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng. Những người bán có khả năng chấp nhận thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng có lợi thế lớn hơn những người không chấp nhận. Người bán muốn chấp nhận thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi nợ cần phải tích hợp cổng thanh toán để làm như vậy. Cổng thanh toán cho thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng sẽ mang lại cho người bán của bạn một lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ khác.

Bạn sẽ cần có cổng thanh toán và tài khoản người bán để chấp nhận thanh toán bằng thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng. Cổng thanh toán sẽ nhận, chuyển đổi thành mã thông báo và truyền dữ liệu thẻ của khách hàng của bạn đến các sơ đồ thẻ. Do đó, dữ liệu nhạy cảm sẽ không bị bỏ sót hoặc bị mất trong các giao dịch, tăng độ tin cậy cho người bán của bạn. Giá trị giao dịch sẽ được chuyển vào tài khoản người bán của bạn, sau khi các chương trình thẻ đã làm rõ tài khoản ngân hàng của khách hàng của bạn. Việc thiết lập tài khoản người bán và cổng thanh toán là điều cần thiết nhưng rất cần thiết. Liên hệ với PayCEC để có thẻ ghi nợ tốt nhất và cổng thanh toán thẻ tín dụng tốt nhất của bạn ngay lập tức.

Cổng thanh toán thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ là một trình kết nối mã hóa và chuyển dữ liệu thẻ của khách hàng sang các chương trình thẻ. Sau khi khách hàng hoàn tất việc điền thông tin của họ trên trang thanh toán của người bán, cổng thanh toán sẽ bắt đầu sứ mệnh của mình. Cổng thanh toán sẽ bắt đầu mã hóa và chuyển dữ liệu của từng khách hàng đến các bộ xử lý thanh toán. Dữ liệu thường bao gồm tên chủ thẻ, số thẻ của họ và mã CVV. Sau đó, các bộ xử lý sẽ đọc và làm rõ dữ liệu. Nếu tất cả thông tin đều chính xác, giá trị mua hàng sẽ được chuyển từ tài khoản ngân hàng của khách hàng vào tài khoản người bán.

Sau khi chọn tất cả các mặt hàng bạn muốn mua, hãy nhấp vào giỏ hàng, nó sẽ đưa bạn đến trang thanh toán. Tại trang thanh toán, tùy thuộc vào loại thẻ của bạn, hãy chọn thẻ ghi nợ hoặc thẻ tín dụng làm phương thức thanh toán. Sau đó, bạn sẽ phải nhập tên của mình, điền số thẻ và gửi mã CVV của bạn. Sau đó, cổng thanh toán thẻ ghi nợ trực tuyến và thẻ tín dụng trực tuyến sẽ tiến hành nhập thông tin.

Bạn cũng có thể liên kết thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi nợ của mình với ví kỹ thuật số để mua sắm trực tuyến. Ví kỹ thuật số như PayPal, Apple Pay hoặc Google Pay cũng là một cách an toàn và tiện lợi để mua sắm trực tuyến. Nó giúp giảm nguy cơ lộ thông tin nhạy cảm của bạn và cho phép bạn thực hiện giao dịch trên nhiều nền tảng. Ví kỹ thuật số thường tương thích với rất nhiều nền tảng như trình duyệt web, ứng dụng di động, ứng dụng máy tính để bàn, v.v.

Cổng thanh toán cho thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng là điểm kết nối giữa khách hàng, chương trình thẻ và người bán. Cổng thanh toán cho phép người bán của bạn chấp nhận thanh toán bằng thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ trực tuyến. Với cổng thanh toán được tích hợp, hệ thống bảo mật thanh toán của người bán có thể được cải thiện đáng kể. Nó có thể bảo vệ khách hàng của bạn chống lại các vi phạm dữ liệu và giảm một số lượng lớn các giao dịch trái phép.

Việc thiết lập cổng thanh toán thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ dễ dàng hơn bao giờ hết với sự trợ giúp của Đội ngũ kỹ thuật PayCEC . Chỉ cần điền thông tin của bạn, nhu cầu và yêu cầu của bạn, chuẩn bị một số tài liệu về doanh nghiệp của bạn và gửi chúng cho chúng tôi. Nhóm Hỗ trợ Tích hợp của chúng tôi sẽ liên hệ lại với bạn trong thời gian sớm nhất. Chỉ cần một vài bước đơn giản và cổng thanh toán của bạn sẽ sẵn sàng hoạt động. Chúng tôi tự hào về hệ thống bảo mật cao và kinh nghiệm phong phú trong ngành cổng thanh toán trực tuyến toàn cầu. Vì vậy, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi PayCEC , nhóm hỗ trợ của chúng tôi trực tuyến 24/7, để trợ giúp bất cứ điều gì bạn cần.

Có rất nhiều cổng thanh toán thẻ tín dụng thương mại điện tử và cổng thanh toán thẻ ghi nợ thương mại điện tử trên thị trường. Dưới đây là ví dụ về một số cổng thanh toán nổi tiếng:

  • PayPal.
  • PayCEC.
  • Vạch sọc.
  • Vuông.
  • Alipay.

Tất cả chúng đều đi kèm với các mức phí khác nhau, tỷ lệ tương thích khác nhau với các công ty thẻ, mức độ bảo mật khác nhau và nhiều lợi thế cạnh tranh khác nhau. Khi lựa chọn một nhà cung cấp dịch vụ cổng thanh toán, bạn nên xem xét tất cả các chức năng và lợi thế của họ để đáp ứng nhu cầu và yêu cầu của bạn.

Truyền thông

Tuổi trẻ online Thanh Niên Vietnambiz Cafebiz CafeF Shark Tank
About us

chúng ta là ai

về chúng tôi

Chúng tôi rất hân hạnh được phục vụ với tư cách là đối tác kinh doanh và nhà cung cấp dịch vụ tài chính đáng tin cậy của bạn trong ngành và các dịch vụ liên quan đến kinh doanh khác. Với sự giúp đỡ của đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp của chúng tôi, để giúp các thương nhân đạt được mục tiêu phát triển và mở rộng thị trường kinh doanh quốc tế.

Luồng thanh toán của chúng tôi đã phát triển trong thế giới thương mại điện tử để hoạt động liền mạch và hiệu quả trên tất cả các nền tảng và thiết bị. Chúng tôi rất vui khi kết hợp công nghệ với dịch vụ khách hàng, để giải quyết các mối quan tâm của bạn vào lúc này.

PayCEC là một mạng lưới thanh toán toàn cầu, không chỉ cho phép người bán được thanh toán ngay lập tức và an toàn mà còn cho phép họ rút tiền bằng nhiều loại tiền vào tài khoản công ty của họ.

Chúng tôi sẽ sớm liên lạc lại với bạn.

Email Số điện thoại
Cuộn lên